Quyết định số 872/QĐ-UBND tỉnh Hà Giang công bố bảng cước vận chuyển
Quyết định số 872/QĐ-UBND về Đơn giá cước vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô và phương pháp tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Trên phần mềm dự toán ETA các bạn vui lòng Chọn Sheet Vật liệu/Cước vận chuyển/Cước ô tô/ Tải bảng cước/Chọn Tỉnh/TP ( Hà Giang)/ HaGiang_QDD872_2017.CVC như hình ảnh dưới đây.
Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ Mr.Duy: 0965.635.638 để được hỗ trợ trực tuyến….
Nội dung Quyết định số 872/QĐ-UBND về Đơn giá cước vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô và phương pháp tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Điều 1. Đơn giá cước vận chuyển được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Làm căn cứ xác định cước vận chuyển hàng hóa thanh toán từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; Nguồn ủng hộ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
2. Trường hợp thực hiện cơ chế đấu thầu đối với cước vận chuyển hàng hóa. Áp dụng theo mức cước trúng thầu và điều kiện cụ thể của hợp đồng; Nhưng không được cao hơn mức cước tính theo Biểu cước trong quy định này.
3. Là căn cứ để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tham khảo trong quá trình ký kết hợp đồng cước vận chuyển hàng hóa ngoài các trường hợp nêu trên.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng Quyết định số 872/QĐ-UBND
- Giá cước trong Quyết định số 872/QĐ-UBND là giá cước tối đa đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng (VAT).
- Trọng lượng hàng hóa tính cước là trọng lượng hàng hóa thực tế vận chuyển kể cả bao bì (trừ trọng lượng, vật liệu kê, chèn lót, chằng buộc). Đơn vị trọng lượng tính là tấn (viết tắt là T).
Điều 3. Một số quy định về hàng hóa vận chuyển bằng ô tô trong Quyết định số 872/QĐ-UBND
- Quy định về hàng thiếu tải:
Trường hợp chủ hàng có số lượng hàng hóa cần vận chuyển nhỏ hơn trọng tải đăng ký của phương tiện hoặc có số lượng hàng hóa đã xếp đầy thùng xe nhưng vẫn chưa sử dụng hết trọng tải đăng ký của xe.
2. Quy định về hàng quá khổ, quá nặng:
– Theo quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải.
– Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa quá nặng:
Chủ phương tiện chỉ được thu một mức cước quá khổ hoặc quá nặng. Đối với một kiện hàng vừa quá khổ vừa thiếu tải thì chủ phương tiện được thu một mức cước tối đa không vượt quá mức cước tính theo trọng tải phương tiện dùng để vận chuyển. Những trường hợp trên do chủ phương tiện tự chọn.
Điều 4. Khoảng cách tính cước theo Quyết định số 872/QĐ-UBND
Khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng hóa.
Nếu khoảng cách vận chuyển từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng có nhiều tuyến vận chuyển khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách tuyến ngắn nhất; trong trường hợp trên tuyến đường ngắn nhất không đảm bảo an toàn cho phương tiện và hàng hóa thì khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển hoặc chứng từ hợp lệ khác.
Đơn vị khoảng cách tính cước là Kilômét (viết tắt là km). Khoảng cách tính cước tối thiểu là 01 km;
Quy tròn khoảng cách tính cước: số lẻ dưới 0,5 km không tính; từ 0,5 km đến dưới 01 km được tính là 01 km.
– Đơn vị tính cước là đồng/tấn.kilômét ( đồng/tấn.km).
Điều 5. Phân loại hàng hóa, đơn giá ; Loại đường và phương pháp tính cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô
Phân loại hàng hóa:
a) Hàng bậc 1 bao gồm: Đất, cát, sỏi, đá xay, gạch các loại.
b) Hàng bậc 2 bao gồm: Ngói, lương thực đóng bao, đá các loại (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, các loại quặng, sơn các loại, tranh, tre, nứa, lá, bương, vầu, hóp, sành, sứ, các thành phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, bàn, ghế, chân song….), các thành phẩm và bán thành phẩm bằng kim loại (thanh, thỏi, dầm, tấm, lá, dây, cuộn, ống, trừ ống nước….).
c) Hàng bậc 3 bao gồm: Lương thực rời, xi măng, vôi các loại, phân bón các loại (trừ phân độngvật), xăng dầu, thuốc trừ sâu, trừ dịch, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách, báo, giấy viết, giống cây trồng, nông sản phẩm, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nước (bằng thép hoặc nhựa).
d) Hàng bậc 4 bao gồm: Nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động vật; Bùn, các loại hàng dơ bẩn, kính các loại, hàng thủy tinh, xăng dầu chứa bằng thùng phuy.
c) Trường hợp vận chuyển các mặt hàng không có tên trong danh mục 04 bậc hàng nêu trên; Thì chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương đương; Để xếp vào bậc hàng thích hợp khi tính cước vận chuyển
Phân loại đường để tính cước:
Loại đường tính cước được chia làm 06 loại theo bảng phân loại đường
a) Đối với loại đường đã được phân loại đường của cấp có thẩm quyền:
– Đường do Trung ương quản lý tính theo Quyết định đang có hiệu lực thi hành của Bộ Giao thông vận tải về xếp loại đường để xác định cước vận tải đường bộ (áp dụng đối với cả một số tuyến đường quốc lộ đang trong thời gian cải tạo và nâng cấp).
– Đường do địa phương quản lý: Tính theo Quyết định đang có hiệu lực thi hành của UBND tỉnh về việc xếp loại đường để xác định cước vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
b) Các tuyến đường mới đưa vào khai thác, đường mới cải tạo,nâng cấp chưa xếp loại, chưa công bố cự ly thì hai bên chủ hàng và chủphương tiện căn cứ vào văn bản hiện hành của Bộ Giao thông vận tải để thỏa thuận về loại đường, cự ly và ghi vào hợp đồng vận tả
d) Các tuyến đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã, cụm xã:
– Đoạn đường trùng với tuyến đường quốc lộ: Tính theo quyết định phân loại đường của Bộ Giao thông vận tải.
– Đoạn đường trùng với đường đường tỉnh, đường huyện (đã phân loại); Tính theo quyết định phân loại đường của UBND tỉnh.
– Đoạn đã được cứng hóa mặt đường (Bê tông xi măng, láng nhựa…); Nhưng chưa phân loại, cho phép tạm tính theo đường loại 5.
– Đường đất, đường cấp phối tính là đường đặc biệt xấu (loại 6).
Đơn giá tính cước:
a) Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 1 (Tính theo phụ lục kèm theo Quyết định).
b) Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2 được tính bằng 1,15 lần cước hàng hóa bậc 1.
c) Đem giá cước cơ bản đối với hàng bậc 3 được tính bằng 1,20 lần cước hàng hóabậc 1.
d) Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 4 được tính bằng 1,25 lần cước hàng hóa bậc 1.
d) Khi có sự biến độngcủa một hay nhiều yếu tố cấu thành đơn giá cước (như xăng, dầu, nhân công…). Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết phương pháp điều chỉnh đơn giá cước cho phù hợp với từng thời điểm
Phương pháp tính cước
a) Vận chuyển hàng hóa trên cùng một loại đường: vận chuyển hàng hóa ởcự ly nào, loại đường nào thì sử dụng đơn giá cước ở cự ly, loại đường đó để tính cước.
Ví dụ: Vận chuyển 10 tấn hàng bậc 1, cự ly 30 Km, trên đường loại 2. Tính cước cơ bản như sau:
Áp dụng đơn giá cước ở cự ly 30 Km, hàng bậc 1, đường loại 2 để tính là: 1.310 đ/T.Km x 30Km x 10T = 393.000 đồng.
b) Vận chuyển hàng hóa trên chặng đường gồm nhiều loại đường khác nhau; Thì dùng đơn giá cước của khoảng cách toàn chặng đường; Ứng với từng loại đường để tính cước cho từng đoạn đường rồi cộng lại.
Điều 6. Các loại chi phí khác ngoài cước vận chuyển hàng hoá Quyết định số 872/QĐ-UBND
Chi phí huy động phương tiện.
Quãng đường huy động có chiều dài dưới 3 km không tính tiền huy động. Phương tiện từ bãi đỗ xe đi xa trên 3km đến nơi khác làm việc trong một thời gian. Xong công việc phương tiện về nơi xuất phát ban đầu thì được tính 1lần tiền huy động phương tiện
Tiền huy động phương tiện được tính theo công thức sau:
Tiền huy động phương tiện = | [(Tổng số km xe chạy – 3km xe chạy đầu x 2) – (Số km xe chạy có hàng x 2)] x Đơn giá cước hàng bậc 1, đường loại 1 ở cự ly trên 100km x Trọng tải đăng ký phương tiện |
Chi phí phương tiện chờ đợi:
– Thời gian xếp dỡ làm thủ tục giao nhận trong một chuyến vận chuyển là 1 giờ
Quá thời gian quy định trên, bên nào gây nên chậm trễ thì bên đó phải trả tiền chờ đợi
– Tiền chờ đợi quy định cho các loại xe là 18.000 đ/Tấn-xe-giờ và 7.000 đ/tấn-moóc-giờ.
– Việc quy tròn số lẻ như sau: Dưới 15 phút không tính; Từ 15 phút đến 30 phút tính 30 phút; trên 30 phút tính là 1 giờ.
Chi phí chèn lót, chằng buộc hàng hóa:
Những hàng hóa (hàng cồng kềnh, tinh vi, dễ vỡ, hàng nặng, hàng rời,…) .
Khi vận chuyển đòi hỏi phải:
Lót chằng buộc thì ngoài tiền cước, chủ phương tiện được thu thêm
Tiền chèn lót
Chằng buộc bao gồm tiền công
Khấu hao vật liệu dụng cụ
Chi phí chèn lót, chằng buộc do chủ hàng và chủ phương tiện thoả thuận
Chủ phương tiện cung cấp để thực hiện các công việc chèn lót, chằng buộc hàng hóa.
Chi phí vệ sinh phương tiện:
Điều 7. Các trường hợp tăng, giảm cước so với mức cơ bản quy định tại Quyết định số 872/QĐ-UBND
1.Cước vận chuyển hàng hóa kết hợp chiều về được giảm 10% tiền cước chiều về.
2. Cước vận chuyển hàng bằng phương tiện có thiết bị tự xếp dỡ hàng.
3. Trường hợp vận chuyển hàng thiếu tải